Mực khô đã trở thành một món ngon phổ biến và được nhiều người ưa thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, có thời điểm mực khô có thể gặp phải tình trạng mốc, khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu “Mực khô bị mốc có ăn được hay không?”. Chúng ta cùng khám phá vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!


I. Mực Khô Bị Mốc Có Ăn Được Không?

Khi Mực khô đã xuất hiện mốc xanh, đen thì tốt nhất bạn không nên sử dụng nữa mà hãy vứt bỏ ngay.

Nấm mốc rất khác với vi khuẩn. Chỉ ăn một lượng nhỏ thực phẩm bị nhiễm khuẩn Salmonella có thể khiến bạn bị bệnh vì vi khuẩn tiếp tục nhân lên và sản sinh ra độc tố bên trong cơ thể bạn. Nấm mốc thường không lây nhiễm sang bạn, nhưng chúng có thể sinh ra độc tố khi phát triển trên thực phẩm. Chúng cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm. Nếu đó là một lượng mốc nhỏ và mới hình thành gần đây, nó sẽ không khiến bạn bị bệnh, nhưng bạn vẫn nên thận trọng tránh nó nếu có thể.

Các chuyên gia khuyên bạn nên loại bỏ những đồ có nấm mốc vì nấm mốc có thể lan rộng khắp thực phẩm trước khi xuất hiện vết mốc.

Mực khô bị mốc có ăn được ko


II. Nguyên nhân hình thành mốc trên mực khô

Mốc là hiện tượng phổ biến xuất hiện trên các loại thực phẩm khô trong điều kiện ẩm ướt và không thoáng khí. Các điều kiện này thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, gây ra tình trạng mốc trên bề mặt thực phẩm. 

Nguyên nhân chính dẫn đến mực khô bị mốc là do bảo quản không đúng cách

Mực khô hay các thực phẩm khô khác hoàn toàn có thể bị mốc khi để ở nhiệt độ thường và không được bảo quản lạnh. Mực khô sẽ lên mốc khi để ở ngoài môi trường ẩm trong khoảng 1 tuần. Chính vì vậy việc đầu tiên chúng ta cần làm khi mua mực khô về là cho ngay vào tủ lạnh. Khi không gặp môi trường thích hợp nấm mốc sẽ không phát triển được chính vì vậy mực khô có thể bảo quản 3-6 trong tủ lạnh.

Mực khô bị mốc có ăn được hay không

III. Cách xử lý mực khô khi mực mới chớm bị mốc

– Để loại bỏ nấm mốc khỏi mực khô, trước tiên bạn cần cắt bỏ phần bị nấm mốc. Cắt rộng xung quanh sự phát triển của nấm mốc.

– Ngâm mực khô vào dung dịch giấm và nước (một phần giấm và 3 phần nước) trong 30 phút. Sau khi ngâm, rửa sạch bằng nước và lau khô bằng vải sạch.

– Tuyệt đối Không nên tiếp tục bảo quản với mực khô đã bị mốc nhé các bạn.

Lưu ý: Nếu bào tử nấm mốc đã thâm nhập vào bên trong mực khô. Việc loại bỏ “phần bị mốc” Chỉ giúp loại trừ 80-90% nấm mốc. Và khi nướng lên Cũng không thể tiêu diệt hòa toàn nấm mốc vì nhiều bào tử nấm mốc có khả năng chịu nhiệt độ cao.

IV. Cách bảo quản mực khô tránh để bị mốc

Để tránh tình trạng mực khô bị mốc có một số biện pháp cần tuân theo:

  1. Bảo quản khô ráo: Mực khô cần được bảo quản ở nơi thoáng khí và khô ráo, tránh tiếp xúc với độ ẩm cao.
  2. Đựng kín: Bạn nên đặt mực khô trong hộp đựng kín để tránh tiếp xúc với không khí và độ ẩm.
  3. Sử dụng nhanh chóng: Mực khô nên được tiêu thụ trong thời gian ngắn sau khi mua về, để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
  4. Kiểm tra trước khi sử dụng: Trước khi tiêu thụ, hãy kiểm tra kỹ bề mặt mực khô để đảm bảo không có dấu hiệu của mốc hoặc hỏng hóc.

Xem thêm: Mực khô để ngăn đá được bao lâu?

Trong tất cả các trường hợp, nếu mực khô bị mốc, tốt nhất là không nên tiêu thụ để đảm bảo sức khỏe của bạn. Việc bảo quản và sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn tận hưởng món ngon mực khô một cách an toàn và ngon miệng.

DMCA.com Protection Status